Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 8 2018 lúc 12:02

– Khai thác chất liệu hiện thực của đời sống chiến tranh: những chiếc xe không kính và phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe Trường Sơn.

– Giọng điệu ngang tàng pha chất tinh nghịch, hóm hỉnh, phù hợp với đối tượng (lính lái xe) qua các dạng câu: giải thích, tự sự, câu ngắn, dài đa dạng, gần với lời nói bình thường nhưng rất giàu nhạc điệu, hình ảnh và cảm xúc.

– Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, ngồn ngộn chất đời sống chiến trường khiến lời thơ giàu chất văn xuôi nhưng thú vị.

– Chất thơ toát lên từ hình tượng độc đáo – những chiếc xe trần trụi và tâm hồn trẻ trung, năng động, lãng mạn, yêu đời của người lính lái xe.

⇒ Bài thơ góp phần tạo nên chất thơ mới, giọng điệu, thanh khí mới cho thơ ca chống Mĩ.

Bình luận (0)
NguyễnTấn Phát
Xem chi tiết
Phí Nam Phong
Xem chi tiết
Min군대
Xem chi tiết
Hải Đăng Phạm
Xem chi tiết
Hải Đăng Phạm
11 tháng 5 2022 lúc 19:41

Đề lớp 1 mà khong ai bíc ạ

 

Bình luận (1)
nguyen thanh truc dao
11 tháng 5 2022 lúc 20:48

Cái đó lớp 4

Đề lớp 1 hay qué

Bình luận (2)
Nguyễn Trà My
12 tháng 5 2022 lúc 19:22

Tiếng Việt lớp 1 nhưng nó lạ lắm

Bình luận (0)
SURIN :)))
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 10 2021 lúc 20:35

Em tham khảo:

Hai câu thơ đầu đã sử dụng biện pháp nghệ thuật lặp từ "Không" vô cùng độc đáo để khẳng định sự thiếu thốn và hoàn cảnh khó khăn trong chiến đấu của những người chiến sĩ Trường Sơn. Đồng thời, đây cũng là biện pháp liệt kê những sự thiếu thốn của hoàn cảnh chiến đấu: xe không có kính, xe không có đèn, xe không có mui và thùng xe có xước. Ta có thể thấy được sự khẳng định về sự thiếu thốn trong hoàn cảnh chiến đấu của những người lính. Trong hành trình chiến đấu và lái những chiếc xe xẻ dọc Trường Sơn của mình, những người lính phải đối mặt với vô vàn những sự khó khăn và thiếu thốn và những thử thách đối với ý chí và tinh thần chiến đấu của họ. Thế nhưng, câu thơ thứ ba khẳng định những chiếc xe vẫn tiếp tục chạy trên hành trình giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều khó khăn ở trước mặt. Hình ảnh cuối cùng của bài thơ là hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp "một trái tim". Chao ôi hình ảnh trái tim đó chính là tình yêu dành cho đất nước, là tinh thần chiến đấu, là tinh thần lạc quan và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người lính! Nhà thơ Tố Hữu từng có câu thơ rằng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai"(Lời dẫn trực tiếp). Đây chính là hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ có tinh thần tuổi trẻ, dũng cảm, không ngần ngại khó khăn, gian khổ. Khổ thơ có âm điệu hào hùng, chan chứa tình cảm, tha thiết tình cảm của những người lính dành cho đất nước của mình, dành cho miền Nam vẫn chưa được giải phóng. 

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 12 2017 lúc 5:55

- Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt, họ ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí đồng đội và một ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 1 2017 lúc 7:39

Nhan đề bài thơ gây ấn tượng độc đáo và gợi suy ngẫm cho người đọc:

●    Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính.

●    Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Tiểu đội xe có ý nghĩa trong lịch sử chiến tranh chống Mĩ từ năm 1965 – 1968, đội hình xe chủ yếu là tiểu đội do tình hình đường xá, cầu cống, hệ thống pháo cao xạ bảo vệ… chưa cho phép chạy xe với đội hình đông hơn. Sau này, chiến dịch phát triển, từ tiểu đội lên đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn xe với hàng trăm chiếc, nên tiểu đội xe không kính trong bài thơ mang ý nghĩa khốc liệt của chiến tranh.

●    Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp với Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.

●    Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ, là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính – tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hương
2 tháng 9 2021 lúc 19:41

Ý nghĩa nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là:

- Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng từ đó thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó.

- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài là những chiếc xe không kính, thể hiện sự gắn bó, am hiểu đời sống chiến tranh của tác giả.

- Hai chữ "bài thơ" cho thêm vào nhan đề trên cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả và muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của thời chiến.

- Nhan đề trên góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm là khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ với những phẩm chất tốt đẹp.

Bình luận (0)
Chris Yetter
Xem chi tiết
Hoàng Quỳnh Ngọc
30 tháng 12 2016 lúc 20:29

Hình tượng người lính tư thế ung dung"ung dung buồng lái ta ngồi",câu thơ đặt chúng ta vào hành trình của người lính mặc cho kính vỡ,họ vẫn ngồi nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Tầm nhìn như được mở rộng và cả đất trời như ùa vào trong buồng lái.Những người lính lái xe trên những chiếc xe ko bình thường xe ko có kính,ko có đèn,ko có mui xe và thungf xe thì có xước nhưng những người lính lái xe vẫn kiên định bất chấp mọi khó khăn hiểm nguy và gian khổ ở phía trước để hướng về miền nam.Ta ko cảm thấy sự nguy hiểm mà chỉ thấy yêu sao những người lính họ thật lãng mạn và yêu đời.Họ ko chịu lùi bước trước mọi khó khăn thử thách nào,vì vậy chúng ta càng thêm yêu quý,nể phục những người lính đã giúp cho chúng ta có đc hoà bình như ngày nay.

Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay là cố gắng hok tập thật giỏi.Làm sao phát huy tốt truyền thống của ngươi đi trước.Truyền thống"Đạo lí uống nước nhớ nguồn".

#chuccacbanlambaitotnhe#

Bình luận (0)